Những bệnh gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của heo

Năng suất sinh sản của heo có thể bị ảnh hưởng do các loại bệnh và do nuôi dưỡng không phù hợp. Những ảnh hưởng có thể kể ra là không liên giống. Tỉ lệ mang thai giảm. Không mang thai. Sẩy thai, đẻ non, chết khò, chết lưu, số heo con đẻ ra giảm, chết sau sinh. Cùng Hùng Đồng theo dõi bài viết sau để hiểu rõ hơn về các bệnh đó là gì nhé.

Những bệnh gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của heo

1. Bệnh tai xanh (PRRS - Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp)

Đây là loại bệnh ảnh hưởng tới khả năng sinh sản và đường hô hấp của heo do vi- rút gây ra. Các triệu chứng của bệnh là rối loạn hô hấp trên heo con và rối loạn sinh sản trên nái. Bệnh xuất hiện ở Mỹ và Canada vào năm 1987, sau đó vào giai đoạn 1989 - 1992, tại các nước châu Âu như Đan Mạch, Hà Lan, Đức... lần lượt xuất hiện, bệnh gây thiệt hại nặng nề về kinh tế, gây đình trệ việc cung cấp heo giống ra thị trường.

Các triệu chứng lâm sàng

Heo nái mang thai bỏ ăn, sốt, lờ đờ. Xuất hiện tình trạng sẩy thai, đẻ non, chết khô, chết lưu... Nếu mắc bệnh cuối thai kì sẽ khiến heo con chết khô. Vi-rút PRRS phát triển mạnh ở màng nhầy đường hô hấp khiến heo con khó thở, gây các triệu chứng hô hấp trên heo con theo mẹ và heo con cai sữa. Những tổn thương ở mảng nhầy khiến heo con dễ mắc các bệnh thứ phát do Haemophilus parasuis, Streptococcus suis, Actinobacillus pìeuropneumoniae, Mycoplasma hyopneumomae... Nếu heo không mắc các bệnh nhiễm trùng thứ phát thì khi xuất hiện các triệu chứng lâm sàng heo sẽ bình phục nhanh hơn. Thông thường, theo thống kê, nếu trại chỉ mắc bệnh tai xanh thì số heo nái sẩy thai khoảng 20%, số heo con chết một tuần sau khi sinh là 25%, số heo con cai sữa chết là 10%. Trường hợp heo đực nhiễm bệnh thì lượng tinh trùng, số lượng tinh và hoạt lực đều bị giảm sút.
heo nái

Biện pháp phòng ngừa

- Áp dụng tiêm phòng trên heo thịt và heo mang thai.
- Quản lý chặt chẽ nái mang thai (không cho nái mang thai tiếp cận gần với thai chết và heo con theo mẹ).
- Sau khi sinh 24 tiếng không cho ghép bầy.
- Áp dụng cùng vào cùng ra ở trại cai sữa.
- Cho cách ly cai sữa sớm để áp dụng quy trình chăn nuôi 3 địa điểm.
- Kiểm tra huyết thanh định kì.

2. Bệnh viêm não Nhật Bản

Là loại bệnh truyền nhiễm do vi-rút gây nên. Vi-rút có thể lây nhiễm thông qua muỗi hút máu, gây ảnh hưởng thần kinh lên người và heo. Bệnh đã xuất hiện ở các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan, Malaysia, Indonesia, Philipine , Việt Nam, Ấn Độ,Hong Kong. . Muỗi trung gian lây nhiễm vi-rút là muỗi Culex (Culex tritaeniorhynchus).

Triệu chứng lâm sàng

Heo con, heo thịt hầu như không có triệu chứng lâm sàng rõ rệt. Trường hợp nái mang thai nhiễm bệnh nó sẽ truyền cho thai qua nhau thai. Tùy theo thời gian nái phát bệnh ở thời ki mang thai nào mà có các triệu chứng như sẩy thai, đẻ non, chết khô, heo con còi bị co giật, tê liệt, thần kinh, sau khi đẻ 2-3 ngày heo con bị chết. Khi heo con bị chết do vi-rút Viêm não nhật bản, sẽ thấy phù nề dưới da, não bị tích nước. Ồ heo đực khi bị nhiễm bệnh thi khả năng sinh tinh của heo bị giảm sút, hoạt lực tinh trùng giảm, tỷ lệ tinh trùng kì hình cao. Ngoài ra, ta có thể thấy tinh hoàn bị sưng viêm.

Bệnh tích

Dễ nhận biết với những tổn thương bào thai và heo con theo mẹ. Khỉ quan sát heo chết hoặc heo còi ta thấy tình trạng tích nước ở não, phù nề dưới da, tràn dịch màng phổi, khoang bụng, có các điểm xuất huyết, gan bị hoại tử, xuất huyết ở tủy sống...

Phương pháp phòng ngừa

Tiêm ngừa 2 lần cho hậu bị và nái lứa đầu. Chích bổ sung mỗi năm một lần cho nái rạ và đực. Diệt muỗi trong nông trại.

3. Bệnh do Parvovirus

Bệnh do Parvovirus xuất hiện trên toàn thế giới. Bệnh làm giảm năng suất sinh sản, khiến tỷ lệ nái sẩy thai, đẻ non, tỷ lệ chết khô, chết lưu tăng, giảm số heo con đẻ ra, heo không mang thai. Vi-rút parvo có thể chịu đựng được nhiều loại thuốc sát trùng nên cỏ khả năng gây bệnh lâu dài trong trại.

Triệu chứng lâm sàng

Chỉ xuất hiện trên nái lứa đầu, thỉnh thoảng mới xuất hiện trên nái rạ. Nái không đậu thai, sẩy thai, đẻ non, heo con đẻ ra còi cọc; tỷ lệ lên giống tại cao, lẻn giống không ổn định. Nếu nhiễm bệnh thời gian đẩu mang thai thì thường dẫn đến sẩy thai.

heo nái

Bệnh tích

Nếu nhiễm ờ thời kì đẩu sẽ dẫn đến tiêu thai. Nếu nái nhiễm sau khi mang thai 70 ngày, thai có thể chết khô hoặc chết lưu. Tuy nhiên, cũng có trường hợp heo đẻ con bình thường

Phương pháp phòng ngừa

Sau khi lựa chọn heo hậu bị, chích ngừa 2 lần nhằm tạo miễn dịch. Đối với nái rạ, chích ngừa trước khi phối 1 ~2 tuần và sau khi cai sữa hoặc trước cai sữa 1 tuần. Heo đực thì một năm chích một lần.
Cũng có thể cho gây nhiễm nhân tạo bằng cách nuôi chung hậu bị và nái rạ.
Trại mang thai cần tiêu độc kỹ nhằm ngăn chặn tình trạng lây lan bệnh.

4. Bệnh giả dại

Con đường lây truyền: Vi-rút từ heo mắc bệnh có thể lây nhiễm sang heo khác qua dụng cụ lao động, vật liệu, con người, xe... Cũng có trường hợp lây nhiễm vi-rút do gió thổi từ trại gần đó hoặc do quá trình vận chuyển phân từ trại khác.

Triệu chứng lâm sàng

Heo con theo mẹ bị nhiễm vi-rút từ trong tử cung hoặc trong quá trình sinh sản sẽ chết sau khi sinh 1 - 2 ngày. Heo dưới 2 tuần tuổi nhiễm vi-rút, tỷ lệ chết từ 50-90%, heo càng lớn tỷ lệ chết càng giảm. Các triệu chứng chủ yếu là sốt cao, ói, tiêu chảy, co giật, tê liệt... Heo có triệu chứng như bị thần kinh, chảy nhiều nước dãi.
Heo con cai sữa và heo thịt: tỉ lệ chết của heo cai sữa từ 15-20%, heo con và heo thịt là dưới 5%. Các triệu chứng chủ yếu là sốt cao, bỏ ăn, ho, chảy nước mũi, tiêu chảy, ói, triệu chứng thần kinh. Đặc biệt là bệnh hô hấp do vi khuẩn (viêm màng phổi) xuất hiện nhiều.
Heo mang thai: thân nhiệt tăng cao, bỏ ăn, táo bón... sau đó sẽ từ từ hồi phục. Nái có thể bị sẩy thai hoặc đẻ non. Nếu nái nhiễm vi-rút vào đầu thời kì mang thai, thai sẽ chết và tiêu thai, sau đó nái sẽ lên giống lại. Trường hợp nái nhiễm vi-rút vào giữa kì mang thai, thai sẽ chết khô. Nhiễm vào cuối kì mang thai, heo sẽ đẻ non hoặc heo con sẽ còi cọc.

Biện pháp phòng ngừa

- Có thể áp dụng biện pháp tiêm ngừa, nếu cần thiết có thể chích cho cả heo con.
- Tiêu độc sát trùng kỹ chuồng trại.
- Khi nhập heo giống phải chọn trại âm tính với kháng thể giả dại.
- Cần kiểm tra định kì tình trạng nhiễm vi-rút.

5. Bệnh sẩy thai truyền nhiễm trên heo

Heo bị nhiễm trùng Brucella abortus nên gây sẩy thai. Vi khuẩn lây qua các đường phối giống, cám bị nhiễm trùng. Vi khuẩn có thể xâm nhập qua cơ quan sinh sản.

Các triệu chứng lâm sàng chủ yếu là sẩy thai, không mang thai, viêm tinh hoàn, liệt thân sau, què... Trường hợp nái bị nhiễm vi khuẩn vào thời kì mang thai, nái sẽ bị sẩy thai bất kể thời gian nhiễm là khi nào. Trong dịch của thai bị sẩy thai có chứa nhiều vi khuẩn Brucella.
Đối với heo đực, bệnh có thể gây viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn dẫn đến hình thành áp-xe.

6. Bệnh đo xoắn khuẩn (Leptospirosis)

Bệnh do xoắn khuẩn gây sẩy thai trên các loài gia súc như bò, cừu, heo. Bệnh trên heo thường gây sẩy thai ở kì giữa và cuối mang thai.
Heo bệnh có các triệu chứng lảm sàng như bỏ ăn, sốt cao, nước tiểu có màu vàng. Khi mổ khám thi thận có nhiều điểm, hoại tử. Đây là bệnh truyền nhiễm có thể lây sang người. Nếu phát hiện sớm và điều trị bằng các chất kháng khuẩn thì có khả năng khỏi bệnh.

heo nái

Một số loại bệnh do vi khuẩn khác

Ngoài các bệnh vừa kể trên thi ở tử cung của nái và tinh hoàn heo đực còn có thể phát hiện các loại vi khuẩn khác như Streptococcus suis, Streptococcus sp., Actinomyces (Coryne- bacterium) pyogenes, Staphylococcus aureus, Pseudomonas sp., E.coli...

Các nguyên nhân không lây nhiễm

Nguyên nhân di truyền: Có hai lý do chính gây ảnh hưởng đến năng suất sinh sản do nguyên nhân di truyền đó là cơ quan sinh sản của heo có vấn đề, hai là năng lực sinh sản di truyền của heo thấp hơn so với heo khác.
Nguyên nhân dinh dưỡng: Heo hấp thu các chất dinh dưỡng, chất bổ không bằng heo khác. Đặc biệt nếu thiếu ribotiavin (vitamin B-2), vitamin B-12, iodine năng suất sinh sản sẽ bị ảnh hưởng.
Môi trường nuôi: cấu tạo chuồng trại, các phương pháp nuôi cũng gây ảnh hưởng tới năng suất sinh sản. Ngoài ra, khí hậu, số giờ chiếu sáng cũng tác động tới việc sinh sản của heo. Khi khí hậu nóng thì số lượng heo con sinh ra cũng sẽ giảm, tỷ lệ thụ thai kém.
Các chất độc tố: Các loại hóa chất như thuốc sát trùng, chất bảo quản, hóc-môn, vắc-xin có thể gây tác dụng phụ ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của heo. Các loại độc tố nấm mốc nhưzearalenone (F-2 toxin) ảnh hưởng tới nái, làm kéo dài triệu chứng lên giống ở heo hậu bị hoặc heo kì cuối nuôi thịt, khiến lỡ cơ hội phối cho nái. Đối với nái rạ, dù không mang thai nhưng vẫn không có dấu hiệu lên giống.

Các bệnh ở buồng trứng

- Chậm tăng trưởng buồng trứng.
- U nang buồng trứng.

Các nguyên nhân khác

Nếu heo bị stress hoặc bị thương nặng cũng sẽ ảnh hưởng tới sinh sản. Nếu trại heo gần các công trường hoặc đường đi thì heo có thể bị sẩy thai do tiếng ổn.
heo nái

Những biện pháp khắc phục

- Phát hiện bệnh sớm.
- Chẩn đoán bệnh chính xác.
- Tiêm ngừa đầy đủ. Vắc-xin phòng bệnh do Parvovirus, Viêm não Nhật Bản, dịch tả. Nếu thấy cần thiết thì cần chích thêm PRRS và giả dại...
- Điều trị phù hợp.
- Sát trùng chuồng trại thật kỹ.
- Phòng dịch triệt để.
- Liên tục đánh giá những bệnh xảy ra.
Hi vọng những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp bà con có cách phòng ngừa hiệu quả cho đàn heo của mình.

Quý khách hàng cần mua các thiết bị chăn nuôi hay cần hỗ trợ tư vấn chăn nuôi vui lòng liên hệ với Hùng Đồng qua địa chỉ sau :

CÔNG TY TNHH HÙNG ĐỒNG
CS1: QL.1A HẠ VÀNG - THIÊN LỘC - CAN LỘC - HÀ TĨNH
CS2: QL.1A – ĐẠI CẦU – TIÊN TÂN – PHỦ LÝ – HÀ NAM
ĐT: 0984 384 939
ĐT: 0988 844 629

Website: http://thietbichannuoiheo.com
Fanpage: fb.me/thietbichannuoihd

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Kích thước chuồng heo nái đẻ như thế nào là hợp lý?

Chuyên cung cấp các thiết bị chuồng heo nái đẻ

Kích thước của tấm đan bê tông là bao nhiêu?